Công nghệ Bê tông khí chưng áp (ALC - Autoclaved Lightweight Concrete) lần đầu tiên được phát triển ở Bắc Âu hơn 70 năm trước và hiện đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nhưng nó đã xuất hiện như thế nào?
Tấm panel bê tông khí chưng áp ALC
Sở hữu đặc tính nhẹ và thân thiện với môi trường, ALC được hoàn thiện vào giữa những năm 1920 bởi kiến trúc sư và nhà phát minh người Thụy Điển, Tiến sĩ Johan Axel Eriksson và nhanh chóng trở nên phổ biến ở châu Âu do đặc tính cách nhiệt cao và dễ lắp đặt.
Nhưng không may, các mỏ đá phiến được sử dụng để sản xuất bê tông khí chưng áp ALC tại Thụy Điển có chứa uranium tự nhiên. Mặc dù chỉ xuất hiện ở mức độ rất thấp, nó cũng đủ khiến vật liệu này tạo ra khí radon phóng xạ cho các tòa nhà và sẽ ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe của người sử dụng.
Vào năm 1972, Cơ quan An toàn Bức xạ Thụy Điển đã chỉ ra tính không phù hợp của vật liệu xây dựng phát ra radon và việc sử dụng đá phiến phèn trong sản xuất buộc phải dừng lại vào năm 1975.
Bằng cách sử dụng các công thức mới, chỉ chứa cát thạch anh, thạch cao nung, vôi, xi măng, nước và bột nhôm để sản xuất một loại bê tông khí mới mà không cần đến đá phiến phèn và nhờ vậy đã loại bỏ được vấn đề phơi nhiễm radon từ nguyên liệu thô này.
Kết cấu của bê tông khí chứng áp đã trở nên bền chắc hơn
Nhờ vào việc thay đổi nguyên liệu đầu vào cũ bằng các loại mới đã giúp bê tông khí chưng áp trở nên bền chắc, cách âm, cách nhiệt và chống cháy tốt hơn các loại vật liệu xây dựng sẵn có trên thị trường ở thời điểm hiện tại.
Và từ đó, công thức sản xuất bê tông khí chưng áp ALC này cũng trở quy chuẩn chung cho tất cả các nhà sản xuất trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, Công ty xây dựng Vmodule được xem là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng tấm bê tông khí chưng áp ALC vào thực tiễn khá sớm và gặt hái được vô số thành công từ những kiến trúc hiện đại, đẳng cấp với chi phí tốt nhất trên thị trường ở thời điểm hiện tại.