Thiết kế mái nhà xanh đã và đang trở lại. Chúng là sự kết hợp hài hòa của nhiều lớp thảm thực vật “ôm” lấy tòa nhà, giúp cách nhiệt và cung cấp giải pháp quản lý nước. Nhưng để tạo nên những mái nhà xanh thực sự thì không hề đơn giản, bởi đó là sự cân bằng tinh tế giữa sự sống và hệ thống nhân tạo.
Dưới đây là 3 công trình mái nhà xanh – cấu trúc vừa giúp giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt, vừa tạo môi trường sống, lọc không khí, cô lập carbon, tăng không gian nông nghiệp và tính tiện nghi. Các công trình này đều được đúc kết từ nhiều quy mô và dự án khác nhau, cho thấy những cách tiếp cận đa dạng mà mái nhà xanh có thể ứng dụng được ở từng hạng mục lớn và nhỏ.
Trung tâm hội nghị Vancouver West ở Canada
Tòa nhà mang tính biểu tượng của Trung tâm Hội nghị Vancouver này đã được trao chứng nhận LEED hạng Bạch kim đầu tiên trên thế giới, tích hợp đầy đủ hệ sinh thái đô thị tại giao điểm của lõi trung tâm sôi động. Mái nhà này có thể được nhìn thấy từ khắp thành phố, tạo thành ga cuối của một chuỗi các công viên bên bờ sông bao quanh bến cảng, làm nên môi trường sống bậc thang liên tục giữa trung tâm hội nghị và công viên Stanley.
Học viện Khoa học California ở San Francisco, Mỹ
Học viện Khoa học California ở San Francisco là một trong số ít Viện Khoa học Tự nhiên nơi trải nghiệm của cộng đồng liên quan đến nghiên cứu khoa học được thực hiện trong cùng một tòa nhà. Mái nhà trên cao này được tạo cảnh bằng một loạt các loại thực vật bản địa có khả năng chịu hạn và không cần tưới.
Mái nhà màu xanh vượt ra ngoài chu vi các bức tường, trở thành “tán cây” cung cấp bóng râm, bảo vệ khỏi mưa nắng và tạo ra năng lượng thông qua hơn 55.000 tế bào quang điện trong kính. Ở trung tâm của Living Roof, có một cửa sổ trần bằng kính bao phủ cả quảng trường.
Trường Hotchkiss ở Connecticut, Mỹ
Đơn vị thiết kế Centerbrook đã thiết kế Cơ sở sưởi ấm trung tâm cho trường Hotchkiss ở Lakeville, Connecticut để làm nóng khuôn viên trường bằng cách đốt củi vụn.
Các tính năng bền vững được kết hợp với mái nhà thực vật kết hợp với hệ thống vườn mưa hoặc đầm lầy sinh học để hấp thụ nước mưa và lọc lại trước khi chảy xuống mặt đất.